Bạn đã bao giờ nghe đến xu hướng Quiet Luxury chưa? Có lẽ rồi, có lẽ chưa nhưng trong thời kỳ hậu đại dịch, yên lặng mới chính là ồn ào.
Thử tưởng tượng nhé, vào một ngày mùa thu, bạn đang trên đường đi ăn sáng với nhóm bạn và một cô nàng mặc áo polo màu xanh bạc hà, quần jean và dép da đen đi ngang qua bạn. Ngay cả khi ở trong những khu phố đắt đỏ nhất, cô ấy vẫn không được chú ý, vì ngay sau cô ấy, bạn nhìn thấy một người phụ nữ khác, mặc một chiếc váy có logo của Fendi đang đi về phía bạn. Điều mà bạn sẽ không thể biết được là cô nàng đầu tiên đang mặc một chiếc áo polo cashmere của Loro Piana có giá hơn 2.000 đô la. Nàng cũng không quan tâm bạn có nhận ra nó hay không, bởi vì những người làm điều đó, thuộc về giới Elite (giới tinh hoa) của xã hội.
Những thương hiệu xa xỉ từng được xem như chỉ dành cho một bộ phận rất nhỏ trong xã hội, đắt đỏ và đầy khao khát. Nhưng ngày nay, nhiều thập kỷ sau, với sự phát triển của truyền thông xã hội và văn hóa của những Influencers, các thương hiệu xa xỉ đã được dân chủ hóa đến mức chúng gần như bị coi là tầm thường.
Kanye West đã tặng những chiếc túi Birkin cho bạn gái mới Julia Fox và bạn của cô ấy. Birkin có lẽ chính là dòng túi khó mua nhất trên thế giới chứ không phải tính riêng mỗi Hermès. Những khách hàng của Hermès, những người xem chiếc túi này là biểu tượng của sự độc quyền có thể cảm thấy vô cùng khó chịu trước hành động này của chàng rapper.
Cũng có những người được gọi là “người tiêu dùng tiềm năng”, những người khao khát sở hữu các thương hiệu xa xỉ như một phương tiện để nâng cao địa vị và giá trị bản thân, đồng thời tìm kiếm sự công nhận từ bên ngoài. Họ là những người xếp hàng bên ngoài cửa hàng trung tâm thương lại những dịp lễ lớn, những người không thuộc tầng lớp Elite (giới tinh hoa) nhưng sẽ tiết kiệm trong 12 tháng để tự tặng cho mình một chiếc túi Gucci nhân dịp Giáng sinh để chia sẻ với những người theo dõi họ trên Instagram.
Nhưng thời trang đắt tiền nhất thường là yên tĩnh nhất, và trong khi logomania đã làm mưa làm gió trên mạng xã hội, thì khi nói đến hàng xa xỉ, có hai loại thương hiệu: ồn ào và yên tĩnh.
“Loud Luxury” có thể được phát hiện ở những hãng thời trang xa xỉ bậc nhất thế giới như Louis Vuitton, Gucci và Balenciaga, nơi trưng bày các bộ sưu tập của họ trong các tuần lễ thời trang trên khắp thế giới, được những người nổi tiếng trên thảm đỏ diện và đầu tư vào các chiến dịch truyền thông lớn. Địa vị xã hội gắn liền với thương hiệu như một yếu tố quan trọng để thúc đẩy mong muốn và tiêu dùng. Kylie Jenner khoe chiếc xe đẩy có chữ lồng Fendi của mình trên một bài đăng trên Instagram là một ví dụ về sự sang trọng khiến người ta phải hét lên chứ không phải thì thầm.
Ngược lại, Quiet Luxury bay dưới radar. Quiet Luxury không tập trung vào việc truyền đạt địa vị hoặc tầng lớp xã hội; thay vào đó, nó tập trung vào di sản, chất lượng và sự khéo léo. Những người đến từ tầng lớp giàu có lâu đời hay còn gọi là Old Money có xu hướng ưa chuộng các thương hiệu xa xỉ thầm lặng ăn mặc sang trọng ẩn danh, bởi vì những nhà mốt đó cung cấp các sản phẩm có logo tinh tế hoặc không có logo và chỉ những người có con mắt tinh tường hay cùng thuộc giới tinh hoa mới nhận ra.
Ở thế giới “im lặng là vàng" này, một công thức cho các thương hiệu Quiet Luxury chính là thiết kế tối giản, dễ mặc nhưng đã được nghiên cứu kỹ lưỡng theo phong cách sống và sở thích của các Quiet Luxurian - những vị khách nhà giàu kín tiếng. Hãy nghĩ về Carolyn Bessette-Kennedy và phong cách tối giản sang trọng của những năm 90 của cô ấy như một tài liệu tham khảo.
Khi Mark Zuckerberg, nhà sáng lập Facebook, đến dự một cuộc họp ở Silicon Vallley, anh ấy luôn mặc đi mặc lại bộ đồng phục nổi tiếng của mình: chiếc áo T-shirt xám và quần denim giản dị. Sở thích về thời trang của anh đã từng bị chỉ trích vì không tương xứng với sự giàu có của mình, nhưng điều mà nhiều người không biết rằng chiếc áo phông của anh ấy được đặt làm riêng bởi Brunello Cuccinelli và có bán lẻ khoảng 400 đô.
Ví dụ về các thương hiệu xa xỉ Quiet Luxury mà bạn có thể ít nghe đến là: Loro Piana, Brunello Cuccinelli, Valextra, Delvaux, Kiton và Brioni.
Delvaux, ngôi nhà sang trọng của Bỉ, là công ty sản xuất đồ da cao cấp lâu đời nhất mà nhiều người chưa từng nghe đến, và những chiếc túi của hãng được các Công chúa hoàng gia Maxima của Hà Lan và Claire của Luxembourg, và những người nổi tiếng như Angelina Jolie, Sarah Jessica Parker, Katie Holmes và những người nổi tiếng diện lên mình.
Xu hướng Quiet Luxury ngày càng được để ý hơn, với việc người tiêu dùng chuyển từ tiêu dùng dễ thấy sang tiêu dùng có ý nghĩa hơn, họ ưu tiên sự thỏa mãn cá nhân sâu sắc hơn là được nâng lên bởi địa vị xã hội mà họ có thể đạt được.
Thương hiệu The Row của Mỹ, được thành lập tại New York vào 2005 bởi chị em nhà Olsen, là một thương hiệu Quiet Luxury với vẻ sang trọng tinh tế.
Thị trường thời trang cũng chứng kiến sự nổi tiếng của nhà mốt Ý Bottega Venetta tăng đột biến trong 2 năm qua, sau khi đổi thương hiệu dưới sự chỉ đạo của Daniel Lee. Bottega đã trở thành một trong những thương hiệu được thổi phồng nhất năm 2019 mặc dù không trưng bày bất kỳ logo nào và tập trung vào các thiết kế tối giản và vượt thời gian.
Thương hiệu di sản của Ý Max Mara, một trong những thương hiệu quần áo may sẵn sang trọng đầu tiên trên thế giới được sản xuất với quy mô lớn và nổi tiếng với những chiếc áo khoác mang tính biểu tượng, cũng là thương hiệu được yêu thích nhất mọi thời đại dành cho những người coi trọng thiết kế và tay nghề thủ công.
Nữ tước xứ Cambridge, Kate Middleton, là người yêu thích những thiết kế nữ tính và thanh lịch.
Quiet Luxury nói lên được nhiều điều và khi mà giới tinh hoa thật sự không thích gắn nhãn hiệu lên những món đồ hào nhoáng rỗng tuếch, thì những món đồ tinh xảo và tinh tế được may đo handmade bởi những nghệ nhân lành nghề, việc họ sẵn sàng xuống tiền với giá trên trời cũng là điều dễ hiểu.