[Her25 Book Club] Mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam: Gặp gỡ những "người lái đò" vĩ đại trong văn học

[Her25 Book Club] Mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam: Gặp gỡ những

“Có mắt mà không nhìn thấy vẻ đẹp, có tai mà không nghe thấy điều hay, có trái tim mà không thấy chân lý, chưa cảm kích thì chưa thể cháy hết mình”

- Tottochan cô bé ngồi bên cửa sổ

Đa số chúng ta sinh ra đều may mắn có một cơ thể lành lặn, giác quan nhạy bén để trải nhiệm thế giới này. Ta có thể ngửi mùi cỏ thơm trong nắng, chạm vào chiếc túi sưởi ấm áp mùa đông, có thể nhìn thấy hoàng hôn và ánh sáng tuyệt diệu dần tắt sau mỗi buổi chiều. Nhưng liệu ta có thể nhìn thấy “vẻ đẹp" trong cả những điều xấu xí và tồi tệ nhất, liệu ta lấy đâu sự can đảm và sức mạnh để vượt qua những nghiệt ngã của cuộc đời? Hẳn đó chính là lý do giáo dục ra đời.

Một giáo viên tốt là một phước lành với cuộc đời của con trẻ. Bởi họ là người dạy các em về lòng tốt, hiểu biết cũng như sức mạnh. Các thầy cô giáo chính là người dạy cho đôi mắt các em nhìn thấy vẻ đẹp, đôi tai các em nghe được điều hay và cho trái tim các em biết được đâu là chân lý. Chính vì vậy nhân dịp 20/11 để tri ân đến những thầy, cô giáo vĩ đại mời các nàng cùng HER25 khám phá hình ảnh của những nhà giáo đáng kính đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ thầy cô cũng như học sinh thông qua 3 tác phẩm Tottochan: Cô bé ngồi bên cửa sổ, Anne Tóc Đỏ Dưới Chái Nhà Xanh và Tôi đi học.

1. Tottochan: Cô Bé Ngồi Bên Cửa Sổ

Liệu phép màu nào có thể biến một cô bé từng bị đuổi khỏi trường tiểu học thành nhà văn nữ được ngưỡng mộ nhất Nhật Bản? Tottochan đã khởi đầu như vậy, như một bằng chứng thép cho phép màu của giáo dục, thành quả cả đời của một người thầy vĩ đại.

 

Tottochan: Cô bé ngồi bên cửa sổ do Nhã Nam tái bản

Tottochan lấy bối cảnh trong thế chiến thứ 2, cô bé nhân vật chính Tetsuko - Biệt danh là Tottochan bị đuổi học khỏi trường tiểu học vì quá nghịch ngợm. Chính vì vậy, mẹ của Tottochan đã đưa cô bé đến ngôi trường Tomoe, nơi cô bé được gặp thầy hiệu trưởng già Kobayashi người theo trường phái giáo dục hiện đại tập trung vào phát triển bản chất cũng như tiềm năng của trẻ em. 

Trường tiểu học Tomoe được làm bằng những toa tàu của thầy hiệu trưởng Kobayashi

Hình ảnh người thầy Kobayashi được khắc hoạ là một con người sống có lý tưởng, ông muốn cống hiến hết mình cho sự nghiệp gieo mầm sống. Con đường ông đi là bước đệm mang đầy tính sáng tạo và nhiệt huyết. Những đứa trẻ với ông là những thiên thần, việc dạy dỗ chúng đem lại niềm vui bất tận. 

Introduction | CHIHIRO ART MUSEUM

Trường tiểu học Tomoe được phục dựng lại

Trong lần đầu tiên gặp Totto-chan, ông đó kiên nhẫn lắng nghe em kể tất tần tật mọi chuyện em có thể nhớ từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa, những chuyện tưởng chừng như vặt vãnh, trẻ con không đáng quan tâm, những chuyện mà ngay cả mẹ em hay cô giáo chủ nhiệm cũng chưa chắc đã đủ bình tĩnh để nghe em nói hết. Vậy mà thầy Kobayashi lại có thể ngồi với em trong một thời gian dài như vậy đủ biết ông tôn trọng và quan tâm đến những mầm non tương lai của đất nước đến nhường nào. Ông dùng phương pháp của mình để truyền kiến thức, tạo động lực, niềm tin cho những đứa bé trong ngôi trường Tomoe – và ông đã thành công với phương pháp ấy. 

Tetsuko Kuroyanagi | UNICEF

Tetsuko Kuroyanagi nguyên mẫu của nhân vật Tottochan trong chuyến từ thiện của UNICEF

Với Totto-chan, ông thường nói “Em biết đấy, em thật là một cô bé ngoan”. Chỉ một câu nói đơn giản thôi nhưng nó lại là nguồn động viên tinh thần to lớn với Totto-chan. Em luôn vì câu nói đó mà cố gắng nỗ lực, trưởng thành và tin tưởng vào bản thân.

2. Anne Tóc Đỏ Dưới Chái Nhà Xanh

 

Anne tóc đỏ dưới chái nhà xanh do NXB Hội Nhà Văn và Nhã Nam đồng xuất bản

Nhắc đến cô giáo kinh điển trong văn học hẳn không thể không nhắc đến cô Stacy. “Nhà cách mạng giáo dục" mang đến luồng gió mới cho miền quê đầy bảo thủ và cứng nhắc. 

 

Anne With an E Ending Sets Stage for ... | Anne shirley, Anne, Anne of  green gables

Cô Stacy người đã truyền cảm hứng cho Anne trở thành giáo viên

Thay vì chỉ giáo dục học trò trên sách vở như những trường học công giáo khác, cô Stacy là người mang đến luồng gió mới cho các học trò của mình và đặt biệt là Anne, bằng cách dạy học trò của mình qua những trải nhiệm thực tế. "Hỡi thế giới," Anne thì thầm, "bạn rất đáng yêu và tôi rất vui khi được sống trong bạn." Câu nói này mô tả thực sự chính xác cách cô bé Anne sống và cũng là điều khiến người đọc chúng ta yêu mến cô bé. Anne bướng bỉnh và hay mắc sai lầm, nhưng cô bé cũng có trí tưởng tượng phong phú và nhìn thế giới thật tươi đẹp và đầy ắp hy vọng. 

Anne With an E" Is Even Gayer in Season Two (but It's Still Not "Anne of  Green Gables") | AutostraddleCô Stacy trên chiếc xe máy tự chế trong khi cả ngôi làng vẫn còn đang sử dụng ngựa

Không chỉ vậy cô giáo Stacy còn truyền cảm hứng cho các em học sinh ở Chái Nhà Xanh cũng như độc giả tư tưởng nữ quyền hiện đại, vượt ra khỏi những khuôn mẫu định kiến thông thường. Dù phải đối mặt với nhiều định kiến của vùng miền quê cổ hủ, cô Stacy vẫn luôn tin tưởng và thể hiện những nét riêng của một người phụ nữ yêu khoa học. Chính điều ấy đã truyền cảm hứng để Anne tìm ra ước mơ của mình đó là trở thành một giáo viên.

3. Tôi đi học

 

Tôi đi học – tự truyện đầu tiên của Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Ngọc Ký – đã trở thành cuốn sách nâng đỡ tinh thần cho nhiều thế hệ bạn đọc những lúc gặp khó khăn, nghịch cảnh trong cuộc sống.

Tôi đi học là cuốn sách 39 chương nhật ký mà thầy giáo ưu tú kể lại về tuổi thơ bất hạnh nhưng cố gắng vươn lên đến chiếc ghế đại học để truyền động lực cho bạn đọc. Hầu hết mọi người chỉ biết đến câu chuyện về cậu bé viết bằng chân, chứ ít ai biết đến những ngày tháng mà Nguyễn Ngọc Ký phải sống buồn tủi, phải nhờ đến những người xung quanh giúp đỡ, những cố gắng của một đứa trẻ để được bằng bạn bằng bè.

 

Từ một người bị bại liệt, hai tay không sử dụng được. Tưởng cuộc đời như vậy là kết thúc. Nhưng không. Với nghị lực phi thường thầy đã cố gắng học tập, tập viết, tập may, tập đan chỉ bằng đôi chân. Có nhiều người nghĩ là không thể, nhưng thầy đã làm được, người ta thường nói “có tật có tài”, xem ra đối với thầy điều này là đúng cả nghĩa đen lẫn trắng. 

Tôi đi học là những trang nhật ký đầy nỗ lực của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, là lời khẳng định, không gì là không thể, chỉ cần ta có quyết tâm, có ý chí, biết đấu tranh và một con mắt nhìn đời lạc quan.

 



Đang xem: [Her25 Book Club] Mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam: Gặp gỡ những "người lái đò" vĩ đại trong văn học